Luật Biểu tình Biểu_tình

Luật Biểu tình của một quốc gia là văn bản pháp lý được Quốc hội quốc gia đó thông qua, quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của người biểu tình. Luật Biểu tình sẽ tuân thủ theo Hiến pháp, tương đồng với các Hiệp ước quốc tế về quyền con người mà quốc gia đó ký kết.

Một trong những điều quan trọng nhất trong Luật Biểu tình là điều khoản quy định người biểu tình có cần phải xin phép cơ quan chức năng trước khi biểu tình hay không. Thông thường, nếu người biểu tình phải xin phép, cơ quan chức năng nhiều khi sẽ hạn chế hoặc không cấp phép cho người biểu tình, dẫn tới cuộc biểu tình là phi pháp và cơ quan chức năng có thể dập tắt biểu tình.

Luật Biểu tình của Nga: người tổ chức biểu tình phải thông báo trước 10 ngày với cơ quan chức năng, cung cấp thời gian biểu cụ thể theo giờ người biểu tình sẽ làm gì. Không tụ tập đông người sau 11 giờ đêm, có nghĩa là cấm biểu tình dài ngày. Một số chỗ được liệt kê không cho phép biểu tình, bao gồm "gần khu tổng thống, tòa án hoặc nhà tù. Cơ quan chức năng có thể bắt thay đổi thời gian địa điểm của biểu tình với chỉ 3 ngày thông báo trước cho người tổ chức biểu tình. Tổ chức Quan sát quốc tế phê phán là Luật Biểu tình của Nga tìm cách ngăn trở người biểu tình hòa bình hợp pháp.[3]

Luật Biểu tình của Campuchia: Luật Biểu tình của Campuchia được đưa ra từ năm 1991, gần đây được thay đổi năm 2008.

Luật Biểu tình của Anh Quốc: Biểu tình hòa bình ở Anh là hợp pháp, thể hiện quyền dân chủ. Luật Nhân quyền của Anh cấm Chính phủ và các cơ quan nhà nước vi phạm quyền này. Người tổ chức biểu tình không phải xin phép, chỉ cần thông báo thời gian và địa điểm biểu tình, xin phép đối với một số dạng biểu tình (ví dụ: biểu tình của bác sĩ, y tá hay lái xe phương tiện công cộng). Nếu định tổ chức tuần hành, người tổ chức phải thông báo trước 6 ngày. Nếu chỉ là biểu tình tại chỗ, không cần thông báo trước. Cảnh sát có quyền can thiệp đảm bảo biểu tình diễn ra hòa bình, không ảnh hưởng tới quyền lợi hợp pháp của người khác. Cảnh sát cũng có nghĩa vụ bảo vệ đoàn biểu tình.[4]